Lưu viện sau đẻ thường

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn: http://yton.vn/dat-lich-kham/

after-vaginal-delivery-in-the-hospital-300x189

 

Hầu hết các bà bầu sẽ phải nằm viện một đêm sau khi sinh. Hãy tận dụng thời gian này để gần gũi với em bé của bạn hoặc nghỉ ngơi và nhận trợ giúp trong việc cho em bé bú và chăm sóc bé.

Tình huống dự kiến sau khi sinh

Sau niềm phấn khích và hạnh phúc khi cuối cùng bạn cũng được ẵm trong tay em bé của mình, bạn có thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ban đầu, bạn sẽ chỉ được ăn đồ ăn vụn hoặc nhấp vài ngụm nước, cho đến khi nhân viên y tế thông báo bạn không còn khả năng chảy máu nặng. Bạn vẫn phải nằm viện cùng em bé và y tá sẽ:

  • Theo dõi huyết áp, nhịp tim và mức độ chảy máu âm đạo của bạn
  • Kiểm tra để chắc chắn rằng tử cung của bạn đang co hồi bình thường
  • Nếu em bé của bạn không cần phải chăm sóc đặc biệt, bạn có thể được ẵm bé ngay.
  • Trong một số trường hợp, em bé sẽ được nhân viên chăm sóc trẻ sơ sinh kiểm tra. Việc kiểm tra có thể tiến hành ngay trong phòng bệnh hoặc tại đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh, tùy vào bệnh viện bạn sinh con.
  • Người nhà của bạn cũng có thể đi cùng, thậm chí là được gội đầu lần đầu cho bé.

Nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, thuốc có thể vẫn còn tác dụng trong thời gian ngắn sau khi sinh để giảm đau.

Những cơn co, chảy máu và đau

Khi bạn đã sinh xong, những cơn co thắt dữ dội sẽ kết thúc. Nhưng tử cung vẫn cần phải co hồi để trở lại kích thước bình thường và ngăn tình trạng băng huyết. Cho bé bú cũng có thể giúp tử cung co lại. Mặc dù những cơn co sẽ khiến bạn khó chịu nhưng nó rất quan trọng cho sự hồi phục của bạn. Khi tử cung đã bình thường trở lại, bạn ít có khả năng bị chảy máu nặng. Máu chảy ra sẽ chậm dần trong ngày đầu tiên. Bạn có thể thấy một ít máu đông bị đẩy ra khi y tá ấn vào tử cung để kiểm tra.

Với một số phụ nữ, tình trạng chảy máu có thể không thuyên giảm hoặc thậm chí trở nên nặng hơn. Điều này có thể là do những mảnh nhau thai còn sót lại trong lớp niêm mạc tử cung của bạn nhưng hiếm khi cần đến phẫu thuật.

Chăm sóc âm đạo và vùng đáy chậu

Khu vực giữa âm đạo và trực tràng được gọi là đáy chậu. Thậm chí nếu bạn không bị rách đáy chậu hoặc làm thủ thuật cắt tầng sinh môn, khu vực này vẫn có thể bị sưng lên và hơi đau khi ấn. Để giảm đau và cảm giác khó chịu:

  • Hãy hỏi y tá về việc dùng nước đá để chườm lên đó ngay sau khi sinh. Sử dụng túi đá chườm trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ giúp giảm sưng và đỡ đau hơn.
  • Nên tắm bồn nhưng phải đợi sau 24 giờ kể từ khi sinh em bé.
  • Dùng thuốc như ibuprofen để giảm đau.

Một số phụ nữ lo lắng về việc đại tiện sau khi sinh có thể dùng thuốc làm mềm phân. Bạn có thể bị đau khi tiểu tiện trong ngày đầu tiên, nhưng điều này thường không kéo dài lâu hơn 1 ngày.

Chăm sóc em bé

Ẵm bế và chăm sóc bé là một điều tuyệt vời sau cuộc “vượt cạn”. Bạn sẽ được y tá và các nhân viên tư vấn chăm sóc bé trợ giúp và giải đáp thắc mắc về chăm sóc bé sơ sinh. Cho bé nằm trong phòng của bạn sẽ giúp bạn gần gũi hơn với thành viên mới này. Nếu em bé phải nằm ở phòng chăm sóc trẻ sơ sinh vì lý do sức khỏe, hãy tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Chăm sóc bé sơ sinh là một công việc đòi hỏi thời gian và có thể rất mệt mỏi.

Một số phụ nữ cảm thấy buồn và chán nản sau khi sinh. Những cảm giác này không phải là hiếm và bạn không phải xấu hổ vì điều đó. Hãy chia sẻ với các nhân viên y tế và chồng của bạn về cảm xúc của mình.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Leave a comment