Lưu viện sau đẻ thường

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn: http://yton.vn/dat-lich-kham/

after-vaginal-delivery-in-the-hospital-300x189

 

Hầu hết các bà bầu sẽ phải nằm viện một đêm sau khi sinh. Hãy tận dụng thời gian này để gần gũi với em bé của bạn hoặc nghỉ ngơi và nhận trợ giúp trong việc cho em bé bú và chăm sóc bé.

Tình huống dự kiến sau khi sinh

Sau niềm phấn khích và hạnh phúc khi cuối cùng bạn cũng được ẵm trong tay em bé của mình, bạn có thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ban đầu, bạn sẽ chỉ được ăn đồ ăn vụn hoặc nhấp vài ngụm nước, cho đến khi nhân viên y tế thông báo bạn không còn khả năng chảy máu nặng. Bạn vẫn phải nằm viện cùng em bé và y tá sẽ:

  • Theo dõi huyết áp, nhịp tim và mức độ chảy máu âm đạo của bạn
  • Kiểm tra để chắc chắn rằng tử cung của bạn đang co hồi bình thường
  • Nếu em bé của bạn không cần phải chăm sóc đặc biệt, bạn có thể được ẵm bé ngay.
  • Trong một số trường hợp, em bé sẽ được nhân viên chăm sóc trẻ sơ sinh kiểm tra. Việc kiểm tra có thể tiến hành ngay trong phòng bệnh hoặc tại đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh, tùy vào bệnh viện bạn sinh con.
  • Người nhà của bạn cũng có thể đi cùng, thậm chí là được gội đầu lần đầu cho bé.

Nếu bạn được gây tê ngoài màng cứng, thuốc có thể vẫn còn tác dụng trong thời gian ngắn sau khi sinh để giảm đau.

Những cơn co, chảy máu và đau

Khi bạn đã sinh xong, những cơn co thắt dữ dội sẽ kết thúc. Nhưng tử cung vẫn cần phải co hồi để trở lại kích thước bình thường và ngăn tình trạng băng huyết. Cho bé bú cũng có thể giúp tử cung co lại. Mặc dù những cơn co sẽ khiến bạn khó chịu nhưng nó rất quan trọng cho sự hồi phục của bạn. Khi tử cung đã bình thường trở lại, bạn ít có khả năng bị chảy máu nặng. Máu chảy ra sẽ chậm dần trong ngày đầu tiên. Bạn có thể thấy một ít máu đông bị đẩy ra khi y tá ấn vào tử cung để kiểm tra.

Với một số phụ nữ, tình trạng chảy máu có thể không thuyên giảm hoặc thậm chí trở nên nặng hơn. Điều này có thể là do những mảnh nhau thai còn sót lại trong lớp niêm mạc tử cung của bạn nhưng hiếm khi cần đến phẫu thuật.

Chăm sóc âm đạo và vùng đáy chậu

Khu vực giữa âm đạo và trực tràng được gọi là đáy chậu. Thậm chí nếu bạn không bị rách đáy chậu hoặc làm thủ thuật cắt tầng sinh môn, khu vực này vẫn có thể bị sưng lên và hơi đau khi ấn. Để giảm đau và cảm giác khó chịu:

  • Hãy hỏi y tá về việc dùng nước đá để chườm lên đó ngay sau khi sinh. Sử dụng túi đá chườm trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ giúp giảm sưng và đỡ đau hơn.
  • Nên tắm bồn nhưng phải đợi sau 24 giờ kể từ khi sinh em bé.
  • Dùng thuốc như ibuprofen để giảm đau.

Một số phụ nữ lo lắng về việc đại tiện sau khi sinh có thể dùng thuốc làm mềm phân. Bạn có thể bị đau khi tiểu tiện trong ngày đầu tiên, nhưng điều này thường không kéo dài lâu hơn 1 ngày.

Chăm sóc em bé

Ẵm bế và chăm sóc bé là một điều tuyệt vời sau cuộc “vượt cạn”. Bạn sẽ được y tá và các nhân viên tư vấn chăm sóc bé trợ giúp và giải đáp thắc mắc về chăm sóc bé sơ sinh. Cho bé nằm trong phòng của bạn sẽ giúp bạn gần gũi hơn với thành viên mới này. Nếu em bé phải nằm ở phòng chăm sóc trẻ sơ sinh vì lý do sức khỏe, hãy tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Chăm sóc bé sơ sinh là một công việc đòi hỏi thời gian và có thể rất mệt mỏi.

Một số phụ nữ cảm thấy buồn và chán nản sau khi sinh. Những cảm giác này không phải là hiếm và bạn không phải xấu hổ vì điều đó. Hãy chia sẻ với các nhân viên y tế và chồng của bạn về cảm xúc của mình.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Quản lý cân nặng khi mang thai

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn tại

Managing your weight gain during pregnancy-300x189

Băn khoăn về cân nặng là tâm trạng chung của tất cả các bà bầu. Bạn lo lắng không biết mình nên tăng bao nhiêu kg và tăng như thế nào trong từng giai đoạn để bé có thể phát triển tốt nhất.

Nên tăng bao nhiêu cân?

Điều này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể và chiều cao của bạn trước khi thụ thai. Cụ thể, đó là chỉ số BMI (BMI – chiều cao (kg)/(chiều cao)2(m).

Viện Y khoa Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên sau:

  • Trước khi mang thai, nếu chỉ số BMI từ 18,5 – 24,9 bạn nên tăng khoảng 11,4 đến 15,9kg trong cả thai kỳ. Trong 3 tháng đầu, bạn nên tặng 0,6 – 2,3kg. Sáu tháng còn lại, mỗi tuần tăng trung bình 0,45 để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.
  • Với chỉ số BMI dưới 18,5 bạn nên tăng cân khoảng 12,7 – 18 kg trong thai kỳ.
  • Chỉ số BMI 25-29,9, số cân bạn nên tăng khi mang thai là 6,8 đến 11,3 kg.
  • Chỉ số từ 30 trở lên nghĩa là bạn đang bị béo phì. Nếu tăng cân chỉ cần tăng 5 – 9kg.
  • Khi mang thai đôi, nếu chỉ số BMI bình thường, bạn nên tăng từ 16,7 đến 24,5kg. chỉ số từ 25 – 29,9, tăng khoảng 14 – 22,7kg và nếu bị béo phì, bạn chỉ nên tăng từ 11,3 –  19kg.

Khi mang thai, bạn phải ăn nhiều hơn. Tuy nhiên ăn cho hai người không có nghĩa là phải ăn gấp đôi bình thường. Thay vào đó bạn chỉ cần thêm khoảng 300 kcl mỗi ngày và thậm chí, ít hơn trong 3 tháng đầu. Một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp với tập luyện khoa học sẽ giúp bạn tăng cân một các hợp lý trong ngưỡng cho phép khi mang thai.

Làm thế nào để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ?

Ăn uống hợp lý

Bạn cần giảm bớt lượng tinh bột, tăng các loại thực phẩm có nhiều dưỡng chất, nhiều đạm như thịt bò, tôm, cua, cá…

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh giàu vitamin như táo, nho, cam, quýt… Ngoài việc dễ tiêu hóa, chúng còn giúp chị em cải thiện sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh hô hấp trong thời kỳ nhạy cảm này.

Bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa. Nhiều bà mẹ ăn quá nhiều nhưng chỉ béo mẹ mà con lại không tăng cân hợp lý.

Tập thể dục đều đặn

Bạn hãy bắt đầu với những bài tập với tác động đơn giản như đi bộ, bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.

Việc tập luyện khi mang thai không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu, thai nhi khỏe mạnh, việc vượt cạn dễ dàng mà còn giúp bà bầu tránh được tình trạng tăng cân không kiểm soát.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Cách bảo vệ an toàn phòng tắm cho trẻ em

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

Bathroom safety - children-300x189

Để phòng tránh tai nạn bạn không nên để trẻ trong phòng tắm một mình và luôn đóng cửa phòng tắm khi không sử dụng.

An toàn khi sử dụng bồn tắm

Đối với trẻ dưới 6 các mẹ không nên bỏ mặc bé trong bồn tắm một mình, đặc biệt là khi trong bồn tắm có nhiều nước. Sau khi tắm xong bạn không nên để nước đầy trong bồn tắm tránh trẻ vào phòng tắm nghịch nước dẫn đến đuối nước tại bồn tắm hoặc trơn trượt và ngã. Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn không nên để trẻ tắm chung với anh chị. Nếu muốn cho trẻ tắm chung bạn nên giám sát, phòng tránh những tai nạn không đáng có.

Thảm chống trơn

Khi gia đình có con nhỏ, bạn nên chuẩn bị thảm chống trơn trong phòng tắm. Ngoài thảm chống trơn, bạn nên để thêm một thảm lau khô chân ngoài cửa bồn tắm để lau khô chân khi đi trong nhà, tránh trơn trượt. Từ trong phòng tắm đi ra, bạn nên nhắc nhở trẻ đi nhẹ nhàng, không nô đùa để tránh bị trượt ngã trên sàn nhà.

Phòng tránh bỏng

Để tránh cho trẻ bị bỏng vì nước tắm trong bình nóng lạnh trước khi cho trẻ tắm bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp nhất cho trẻ, không cho trẻ chạm vào vòi hoa sen hoặc với trẻ lớn hơn hãy dạy trẻ cách cầm vòi hoa sen đúng cách và an toàn. Luôn giữ cho nhiệt độ của bình nước nóng ở mức dưới 48oC hoặc lắp đặt thêm van chống bỏng nhằm ngăn chặn nước nóng đi thẳng từ bình nóng xuống vòi tắm.

Ngăn ngừa những chấn thương khác

Giữ tất cả các đồ vật trong nhà như dao cạo râu, máy sấy tóc, đồ dùng sắc nhọn … khỏi tầm với của trẻ. Ngoài ra, bạn cần rút tất cả các đồ điện ra khỏi ổ cắm hoặc cất ổ cắm đi động khi bạn vắng nhà.

Ngăn ngừa các tai nạn do hóa mỹ phẩm

Ở gia đình có trẻ nhỏ bạn không nên để đồ hóa mỹ phẩm, thuốc ở trong phòng tắm, phòng khách và những nơi trẻ có thể tìm thấy để nghịch. Sau khi sử dụng đồ dùng bạn nên cất đồ dùng lên chỗ cao khỏi tầm với của trẻ hoặc cho vào tủ khóa lại để đảm bảo an toàn.

Ngăn ngừa đuối nước

Để ngăn ngừa đuối nước bạn không nên để trẻ một mình trong phòng tắm, nơi có nhiều xô chậu to chứa nước. Bạn nên đổ hết nước khỏi xô chậu sau khi sử dụng. Khi nhà có trẻ nhỏ bạn cũng nên lắp cửa, khóa cho nhà tắm để trẻ không thể tự ý vào đó khi chưa có sự đồng ý và giúp đỡ của người lớn.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

 

Tập thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

Bedtime habits-300x189

Đối với trẻ sơ sinh (dưới 2 tháng tuổi)

Bạn nên thiết lập cho trẻ chu kỳ ăn-ngủ-nghỉ khoa học. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 10-18 tiếng mỗi ngày. Mỗi lần tỉnh dậy, khoảng 1-3 tiếng sau trẻ lại ngủ tiếp.

Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ buồn ngủ bao gồm:

  • Trẻ quấy khóc
  • Trẻ hay dụi mắt
  • Trẻ cáu bẳn

Khi trẻ buồn ngủ, bạn hãy cho trẻ lên giường, đừng đợi đến khi trẻ đã ngủ say. Để trẻ ngủ ngày ít hơn và ngủ tối nhiều hơn:

Ban ngày bạn nên cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng và tiếng động để trẻ không ngủ ngày.

Khi trời tối hoặc giờ ngủ đến, bạn nên để đèn mờ, giữ phòng ngủ yên tĩnh, và hạn chế mọi hoạt động trong phòng ngủ.Khi trẻ tỉnh dậy ăn đêm, bạn nên để ánh sáng mờ và giữ yên tĩnh.

Không nên ngủ chung với trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ bị đột tử (SIDS).

Đối với trẻ từ 3-12 tháng

Trẻ 4 tháng tuổi thường ngủ từ 6-8 tiếng một ngày. Trẻ từ 6-9 tháng tuổi ngủ từ 10-12 tiếng một ngày. Trong năm đầu tiên, trẻ thường ngủ chợp mắt từ 1-4 giấc mỗi ngày,  mỗi giấc kéo dài khoảng 30 phút-2 tiếng.

Khi cho trẻ ngủ, bạn nên tập cho trẻ thời gian ngủ cố định và thoải mái.

  • Cho trẻ ăn nhanh vào cuối ngày trước khi đi ngủ, không cho trẻ ngậm bình sữa trong lúc ngủ để tránh bị sâu răng.
  • Khi cho trẻ ngủ bạn nên đung đưa, vỗ về trẻ.
  • Bạn nên cho trẻ đi ngủ trước khi trẻ đã ngủ say, để trẻ học cách tự đi ngủ.

Trẻ có thể khóc khi bạn đặt trẻ xuống giường vì trẻ sợ bạn không còn bên cạnh trẻ nữa (separation anxiety). Bạn chỉ cần lại gần, vỗ về trẻ và xoa lưng, xoa đầu cho trẻ. Bạn không nên bế trẻ ra khỏi giường. Khi trẻ không khóc nữa, bạn có thể ra khỏi phòng, trẻ sẽ biết bạn chỉ sang phòng bên cạnh mà thôi.

  • Khi trẻ tỉnh dậy đòi ăn đêm, bạn đừng bật đèn sáng quá. Hãy giữ cho phòng tối và yên tĩnh, bạn có thể bật đèn ngủ nếu cần.
  • Hãy cho trẻ ăn nhanh, không vỗ về trẻ.
  • Khi trẻ đã bú no và không khóc nữa, hãy đặt trẻ lại giường. Nếu bạn duy trì được thói quen này, trẻ sẽ sớm quen và có thể tự chìm vào ngủ.
  • Khi được 9 tháng tuổi, phần lớn trẻ đều ngủ liền 8-10 tiếng mà không đòi ăn đêm. Ban đầu, có thể trẻ vẫn tỉnh dậy nhưng dần dần trẻ sẽ biết cách tự chìm vào giấc ngủ.

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi

Trẻ từ 1-3 tuổi thường ngủ khoảng 12-14 tiếng mỗi ngày. Khi được 1,5 tuổi, trẻ thường ngủ chợp mắt mỗi ngày một lần, bạn không nên cho trẻ ngủ chớp mắt lúc sắp đến giờ ngủ chính.

Khi cho trẻ ngủ, bạn nên tập cho trẻ thói quen ngủ cố định và thoải mái.

  • Hãy giữ các hoạt động như tắm, đánh răng, đọc truyện cho trẻ theo thứ tự nhất định.
  • Lúc gần đi ngủ chỉ nên cho trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như tắm, đọc truyện hoặc massage nhẹ nhàng cho trẻ.
  • Các hoạt động đó nên kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định và nói cho trẻ biết đã đến lúc tắt đèn đi ngủ.
  • Thú nhồi bông sẽ cho trẻ cảm giác an toàn khi đèn tắt.
  • Trước khi tắt đèn hãy hỏi xem trẻ còn cần gì nữa không. Nếu yêu cầu của trẻ chấp nhận được, bạn có thể làm theo và một khi cửa phòng đã đóng lại, bạn không nên làm theo yêu cầu nào của trẻ nữa.

Một số lưu ý khác khi cho trẻ ngủ bao gồm:

  • Tạo cho trẻ thói quen không rời phòng ngủ.
  • Nếu trẻ gào khóc, bạn nên đóng cửa phòng và nói rằng “Mẹ xin lỗi nhưng mẹ vẫn phải đóng cửa, mẹ sẽ mở cửa khi nào con nín”.
  • Khi trẻ ra khỏi phòng, bạn không nên mắng trẻ. Bạn hãy dùng ánh mắt và nói cho trẻ biết rằng bạn sẽ để cửa phòng mở nếu trẻ lên giường. Khi trẻ nói, trẻ đã lên giường, bạn hãy để cửa phòng mở.
  • Nếu trẻ cố tình trèo ra khỏi giường, không phải vì sợ hãi mà vì trẻ chưa muốn ngủ, bạn hãy nhanh chóng cho trẻ về phòng. Không mắng trẻ, cũng như vỗ về trẻ. Nếu trẻ không ngủ, bạn hãy nói “Con có thể đọc sách trong phòng nhưng không được làm phiền người khác”.
  • Hãy hoan nghênh khi trẻ có thể tự ngủ.
  • Thói quen đi ngủ có thể bị phá vỡ khi cuộc sống thay đổi, ví dụ như chuyển nhà hoặc nhà có thêm em bé. Bạn có thể sẽ mất thời gian để tập lại thói quen đi ngủ cho trẻ.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Chăm sóc răng miệng để có nụ cười đẹp

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

Beautiful smile-300x189

Chăm sóc răng miệng thường xuyên sẽ giúp chúng ta có một hàm răng hấp dẫn, khỏe mạnh, tự tin khi đứng trước mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và hiệu quả. Sau đây là những lưu ý giúp bạn có những kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và hiệu quả.

Đánh răng

  • Đánh răng đúng cách và đều đặn 2 lần mỗi ngày: sẽ giúp bạn tránh được phần lớn các bệnh răng miệng.
  • Cách chải răng: chải tuần tự theo từng cung từ mặt ngoài vào mặt trong.
  • Đặt bàn chải nằm ngang đối với vùng răng hàm và mặt ngoài các răng trước sao cho lông bàn chải tạo góc 45 độ với  trục răng, hướng về phía rãnh lợi.
  • Tạo ra sự rung nhẹ bằng các chuyển động tới lui, mỗi vị trí tương ứng với 3 – 4 răng cần 20 chuyển động.
  • Sau mỗi chuyển động tới lui, đầu bàn chải lướt qua lợi theo hướng lực nhai (chuyển động cuộn)

Sử dụng nước súc miệng

Các loại nước súc miệng có chứa Chlorohexidine có tính chất khử trùng hiệu quả sẽ giúp tiêu diệt được các vi khuẩn mảng bám và chính là nguyên nhân gây ra hôi miệng, sâu răng và viêm lợi.

Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất và nha sỹ.

Sử dụng chỉ tơ nha khoa hàng ngày

Chỉ đánh răng thì không thể làm sạch hết được những khu vực khó mà bàn chải ít có thể đến được như kẽ giữa 2 răng. Chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và mảng bám tích lũy giữa các kẽ răng.

Nên sử dụng chỉ nha khoa 2 lần 1 ngày (tốt nhất là sau bữa ăn).

Ăn uống đúng cách

Nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc tinh bột, đây chính là những thực phẩm góp phần quan trọng gây sâu răng.

Tránh thói quen ăn vặt giữa các bữa ăn vì nó làm tăng mức độ axit và tăng hoạt động của vi khuẩn dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, các đồ uống có gas (chứa axit) gây ảnh hưởng đến chỉ số canxi của răng. Vì vậy, nếu bạn có uống những loại đồ uống trên thì không nên ngậm chúng trong một thời gian dài và nên xúc miệng sau khi uống.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc gây ra các mảng bám màu trên răng, đồng thời ảnh hưởng đến lợi vì chúng làm giảm nguồn cung cấp máu đến lợi. Đây cũng là nguyên nhân gây hơi thở có mùi hôi.

Không những vậy, thuốc lá còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của cơ thể. Chính vì vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như sức khỏe răng miệng tốt thì bạn không nên hút thuốc lá.

Nhai kẹo cao su không đường

Nhai kẹo cao su không đường không chỉ giúp ngăn ngừa hôi miệng mà còn ngăn ngừa sâu răng tiến triển bằng cách rửa sạch những mảng bám axit trên răng.

Khám răng định kỳ

Bạn nên thực hiện khám răng từ 3-6 tháng/ lần để phát hiện sớm bất kì vấn đề răng miệng nào mình mắc phải vì hầu hết các vấn đề răng miệng đều không có triệu chứng cho đến khi nó đã tiến triển đến giai đoạn sau.

Hãy bắt đầu học cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách ngay từ bây giờ để có được một hàm răng xinh xắn, chắc khỏe và một nụ cười thật tươi tắn.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Sống năng động khi mắc bệnh tim

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

Being active when you have heart disease-300x189

Khi bị bệnh tim, việc tập thể dục trở nên rất quan trọng. Tập thể dục giúp cho cơ tim khỏe mạnh hơn và giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh các cơn đau thắt ngực và các triệu chứng khác.

Tập thể dục cũng giúp bạn giảm huyết áp và chỉ số cholesterol trong máu. Nếu bị tiểu đường, tập thể dục còn giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, việc tập thể dục còn giúp tăng cường sức bền cho cơ xương giúp bạn sống khỏe mạnh và năng động hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị đau tim, khó thở hay từng phẫu thuật tim thì việc luyện tập thể dục như thế nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tập thể dục cho người bị bệnh tim

Những người bị bệnh tim cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có kế hoạch luyện tập thể dục. Luyện tập aerobic rất tốt cho những bệnh nhân bị bệnh tim phổi. Những động tác aerobic giúp cải thiện lưu thông máu.

Khi tập aerobic, cần được thực hiện một cách từ từ. Sau khi xuất viện bạn nên luyện tập những môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp sau đó mới luyện tập aerobic.

Tập thể dục là rất tốt, tuy nhiên bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh những triệu chứng bất thường về tim mạch xảy ra.

Khi tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi tối bạn nên để ý tình hình thời tiết. Khi trời lạnh bạn cần đeo khẩu trang. Nếu trời quá móng hoặc quá lạnh, bạn nên tránh tập thể dục ở ngoài công viên mà nên đi tản bộ trong trung tâm thương mại để có không khí mát mẻ hơn.

Tập tạ có thể giúp người tập cải thiện sức khỏe và giúp cơ bắp phát triển hơn. Tuy nhiên nó lại là môn thể dục không phù hợp cho người bị bệnh tim.

Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên thể dục thể thao để có được những bài tập đúng cách, phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình.

Tốc độ luyện tập và giới hạn sức khỏe của bản thân

  • Tập thể dục quá sức sẽ làm tăng áp lực cho tim, gây ra các triệu chứng như:
  • Chóng mặt hoặc hoa mắt
  • Đau ngực
  • Nhịp tim không đều
  • Khó thở
  • Buồn nôn

Lưu ý: Khi tập thể dục, nếu bạn cảm thấy nhịp tim đập nhanh, bạn nên ngưng tập và nghỉ ngơi khoảng 10 phút để xem nó có trở lại bình thường hay không. Nếu sau 10 phút nhịp tim vẫn không trở lại bình thường bạn cần phải trao đổi vấn đề này với bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời gian luyện tập thể dục, bạn nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi thường xuyên và không tập thể dục gắng sức để phòng tránh những tai biến có thể xảy ra.

Gọi cho bác sĩ

Bạn cần gọi cho bác sĩ ngay khi cảm thấy:

  • Đau thắt ở ngực
  • Khó thở
  • Tê ở cánh tay
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Choáng váng

Cơn đau thắt ngực nặng hơn có thể là dấu hiệu của bệnh tim trở lại nặng hơn. Bạn cần gọi cấp cứu ngay khi:

  • Cơn đau thắt ngực nặng và xảy ra thường xuyên hơn.
  • Sử dụng thuốc nhưng không làm thuyên giảm các triệu chứng.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Lựa chọn bác sĩ và dịch vụ thai sản

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

lua-chon-bac-si-va-dich-vu-thai-san_01-300x189

Bạn có rất nhiều điều cần quyết định để chào đón em bé của mình. Một trong những điều đầu tiên bạn sẽ phải quyết định là bạn cần chọn đơn vị dịch vụ chăm sóc thai sản. Bạn có thể chọn bác sĩ sản khoa, bác sĩ gia đình hoặc hộ sinh được chứng nhận hành nghề theo những mô tả dưới đây.

Hãy suy nghĩ trước khi quyết định chọn loại dịch vụ thai sản bạn muốn để chăm sóc quá trình mang thai và sinh em bé của bạn:

  • Nơi bạn muốn sinh em bé
  • Sự tin tưởng và mong muốn của bạn về sinh con tự nhiên
  • Những yếu tố nguy cơ bạn có thể gây biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh

Bác sĩ sản khoa

Bác sĩ sản khoa (OB) là bác sĩ được đào tạo đặc biệt về sức khỏe phụ nữ và mang thai.

Bác sĩ sản khoa có chuyên môn ở cả chăm sóc phụ nữ mang thai, khi chuyển dạ và khi sinh em bé.

Một số bác sĩ được đào tạo nâng cao về chăm sóc thai sản nguy cơ cao. Họ được gọi là các chuyên gia y học bà mẹ và trẻ sơ sinh. Phụ nữ có thể được tư vấn để gặp các chuyên gia sản khoa nếu họ:

  • Có thai kỳ đầu phức tạp
  • Chẩn đoán mang song thai hoặc đa thai
  • Có những bệnh tồn tại từ trước
  • Cần đẻ mổ, hoắc đã từng đẻ mổ

Bác sĩ gia đình

Bác sĩ gia đình (kế hoạch hóa gia đình) là bác sĩ nghiên cứu về y học thực hành gia đình. Bác sĩ gia đình có thể điều trị rất nhiều bệnh cho nhiều đối tượng – cả nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi.

Một số bác sĩ gia đình cũng chăm sóc phụ nữ có thai.

  • Nhiều bác sĩ sẽ chăm sóc cho bạn trong suốt thai kỳ và khi sinh em bé.
  • Những bác sĩ khác chỉ chăm sóc tiền sản cho bạn còn khi bạn sinh em bé phải cần đến bác sĩ sản khoa và hộ sinh.
  • Bác sĩ gia đình cũng được đào tạo để chăm sóc em bé sơ sinh.

Điều dưỡng hộ sinh (CNM)

Điều dưỡng hộ sinh được đào tạo về điều dưỡng và hộ sinh. Hầu hết điều dưỡng hộ sinh đều:

  • Có bằng cử nhân điều dưỡng
  • Có bằng cấp, giấy chứng nhận hành nghề hộ sinh
  • Được chứng nhận bởi các trường đại học – cao đẳng y
  • Điều dưỡng hộ sinh chăm sóc cho phụ nữ trong quá trình mang thai, chuyển dạ và sinh con

Những phụ nữ muốn sinh tự nhiên có thể chọn điều dưỡng hộ sinh. Hộ sinh sẽ theo dõi quá trình mang thai và sinh con của bạn như quá trình bình thường và giúp bà bầu hạn chế hoặc tránh được những điều này một cách an toàn khi sinh:

  • Điều trị sức khỏe
  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Đẻ chỉ huy bằng forceps hoặc giác hút
  • Phẫu thuật lấy thai

Hầu hết các điều dưỡng hộ sinh đều làm việc với bác sĩ sản khoa. Nếu những biến chứng hoặc tình trạng bệnh lý xảy ra trong thai kỳ, bà bầu sẽ được khuyến khích tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để chăm sóc cho mình.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

An toàn thực phẩm

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

FoodSafety_01-300x189

 

An toàn thực phẩm để cập đến các tình trạng và thói quen bảo quản thực phẩm để tránh nhiễm bệnh hoặc mắc các bệnh do thực phẩm gây ra.

Thông tin

Thực phẩm có thể bị nhiễm bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Một số sản phẩm có thể chứa các vi trùng gây bệnh. Các vi trùng có thể lây lan trong quá trình đóng gói, nếu thực phẩm không được xử lý đúng cách.

Lưu trữ và chế biến thức ăn không đúng cách cũng có thể khiến cho thực phẩm bị ô nhiễm thêm.

Xử lý thực phẩm và chuẩn bị thức ăn đúng cách có thể giảm đáng kể nguy cơ các bệnh do ngộ độc thực phẩm gây ra.

Nguồn thực phẩm

Tất cả các loại thực phẩm đều có nguy cơ bị ô nhiễm. Thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm các loại thịt có màu đỏ, thịt gia cầm, trứng, phomat và các sản phẩm sữa, cá sống hoặc động vật có vỏ.

Tác dụng phụ

Xử lý thực phẩm không đúng cách có thể gây ra các bệnh do thực phẩm. Các triệu chứng của bệnh này thường liên quan đến các vấn đề về dạ dày. Bệnh do thực phẩm có thể nặng và đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Lời khuyên

  • Rửa tay trước và sau khi sử lý thực phẩm
  • Rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng phòng tắm hoặc thay tã cho trẻ nhỏ
  • Rủa sạch tay khi chạm vào động vật
  • Tất cả thớt, đồ đựng đồ ăn đều phải được rửa sạch bằng xà phòng sau khi sử dụng
  • Đeo găng tay hoặc tránh chuẩn bị thức ăn khi tay có vết thương, vết loét
  • Không đặt chung các loại thực phẩm lẫn nhau, ví dụ như để chung thịt gia cầm và hải sản
  • Nấu chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp
  • Bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh
  • Chuẩn bị thức ăn đóng hộp tại nhà cần sạch sẽ và cẩn thận. Thực phẩm đóng hộp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Cách bồi bổ cơ thể khi bị ốm – Thông tin cho trẻ em

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

Eating extra calories when you are at sick - Children_01-300x189

Nếu con bạn bị ốm hoặc đang được điều trị ung thư, bé thường cảm thấy không muốn ăn. Tuy nhiên bé vẫn cần được nạp đầy đủ protein và calorie để cơ thể phát triển và tăng trưởng. Ăn uống lành mạnh sẽ giúp con bạn phòng tránh tốt hơn bệnh tật và các phản ứng phụ có thể xảy ra trong thời gian điều trị ung thư.

Bạn hãy thay đổi thói quen ăn của bé sao cho cơ thể bé được nạp nhiều calorie hơn:

  • Cho bé ăn bất cứ khi nào bé thấy đói, dù đó không phải thời gian ăn trong ngày của bé
  • Cho bé ăn 5 – 6 bữa/ ngày thay vì 3 bữa
  • Cho bé cầm tay những loại thức ăn nhanh có lợi cho sức khỏe
  • Không cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước trái cây trước bữa ăn

Để giúp bé vui vẻ khi ăn, bạn có thể:

  • Cho bé nghe những loại nhạc bé thích nghe
  • Cho bé ăn cũng mọi người trong nhà
  • Cho bé nghe đài hoặc xem tivi trong lúc ăn
  • Hãy nấu những món mới bạn nghĩ bé thích ăn

Một số cách giúp bổ sung calorie vào khẩu phần ăn của bé

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Ngoài nước trắng và nước trái cây, bạn hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bình những khi bé khát
  • Khi bé được 4-6 tháng tuổi, bạn. hãy cho bé ăn những loại thức ăn cứng hơn, đặc biệt là những loại thức ăn giàu calorie.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ mẫu giáo:

  • Trong bữa ăn, hãy cho bé uống sữa bột nguyên kem thay vì nước trái cây, sữa ít chất béo hoặc nước trắng.
  • Cho bé ăn đồ xào rán (bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước)
  • Thêm bơ hoặc bơ thực vật vào thức ăn khi đun nấu hoặc cho thêm vào những loại thức ăn đã nấu.
  • Cho bé ăn bánh có bơ lạc hoặc bạn có thể cho bơ lạc vào một số loại rau quả như táo và cà rốt.
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm trộn như súp đóng hộp với sữa béo hoặc kem.
  • Bổ sung thêm protein vào sữa chua, sữa đánh kem hoặc bánh cho bé.
  • Bạn nên hỏi bác sĩ xem thức uống bổ sung dinh dưỡng có phù hợp với bé không.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN

Ăn uống an toàn nơi hàng quán

Chăm sóc sức khỏe chủ động cho bản thân và gia đình bạn

Eating out-cach an uong an toan noi hang quan_01-300x189

 

Ăn uống nơi hàng quán là một phần của cuộc sống hiện đại đầy bận rộn. Mặc dù cần phải cẩn thận nhưng bạn vẫn có thể tự mình tận hưởng những món ăn bên ngoài một cách lành mạnh.

Nếu bạn biết cách chọn đúng loại thực phẩm với đúng lượng thích hợp, bạn có thể ăn ở bất cứ loại hàng quán nào.

Bạn nên nhận thức được khẩu phần ăn ở nhiều cửa hàng thường rất lớn. Hãy tránh xa những nơi bạn có thể ăn buffet bởi bạn sẽ khó mà kiềm chế được bản thân không ăn quá nhiều. Bạn có thể cân nhắc và lên kế hoạch trước tiên:

  • Với những quán ăn hoặc nhà hàng quen, bạn nên kiểm tra thực đơn để chọn những món lành mạnh trước khi đến .
  • Nên nạp ít năng lượng trong ngày.
  • Tập các bài thể dục nặng trong cùng ngày, có thể đi bộ trước hoặc sau khi ăn.
  • Tránh ăn hàng quán khi bạn đang rất đói. Ăn một lượng nhỏ đồ ăn vặt lành mạnh, như cà rốt hoặc táo khi gần đi ăn.

Khi gọi món, đừng ngại hỏi xem nhà hàng có chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn hay không.

Một số quy tắc căn bản khi ăn hàng quán

Tìm kiếm và lựa chọn:

  • Salad và các loại rau ăn kèm
  • Các món nướng, hấp, luộc hoặc rang
  • Gà, hải sản hoặc thịt nạc

Thông báo với nhân viên phục vụ những lưu ý về món ăn mình gọi trong một lần gọi món.

Một vài mẹo nhỏ để kiềm chế mức độ nạp năng lượng:

  • Chia phần ăn của mình với người khác hoặc yêu cầu gói một nửa mang về.
  • Gọi món ăn theo khẩu phần ăn trưa thay cho khẩu phần ăn tối.
  • Gọi món khai vị thay cho món chính.
  • Uống nước hoặc sữa ít béo. Không nên hạn chế nạp năng lượng mà uống những đồ uống không dinh dưỡng.
  • Hạn chế uống rượu trong bữa ăn. Rượu vang sẽ tốt hơn so với đồ uống đông lạnh hoặc cocktail.
  • Bỏ qua món tráng miệng hoặc chia sẻ với người khác.

Với thức ăn nhanh

Tránh những cửa hàng bán đồ ăn nhanh. Nếu không tránh được, bạn có thể thử làm theo các mẹo sau để hạn chế nạp năng lượng:

  • Chọn những nơi có bán bánh mì kẹp thịt hun khói hoặc thịt nướng, cá và thịt gà.
  • Chỉ gọi một bánh sandwich. Tránh gọi món theo combo hoặc khuyến mại đi kèm.
  • Gọi đồ ăn theo cỡ lớn.
  • Gọi salad thay vì khoai tây chiên.
  • Bạn có thể ăn pizza nhưng nên hạn chế trong một hoặc hai miếng. Hãy thay phomat bằng súp hoặc thêm salad vào bữa ăn của bạn.

Ăn lành mạnh tại tất cả các loại hàng quán

Đừng ngại ngần hỏi và yêu cầu

Bạn có thể đưa ra yêu cầu mà bạn cảm thấy tốt nhất cho bản thâ, bạn bè, gia đình, đồng nghiệp… Nên hỏi về các món ăn, đừng bị lệ thuộc vào chiếc menu. Tốt nhất nên đặt hàng các món ăn ít béo hoặc ít lượng năng lượng để tránh hệ lụy không muốn.

Đọc menu cẩn thận

Nhiều nhà hàng thường thêm các menu lựa chọn có lợi cho sức khỏe để cung cấp cho những khách hàng  biết rõ về các vấn đề sức khỏe hay y tế. Các món ăn chứa hàm lượng calo thấp, ít béo, đồ nướng hay rau xanh tại vườn thường được đánh dấu hoặc có ghi chú trên menu. Cẩn thận với những món ăn có hàm lượng calo, chất béo hay chất béo bão hòa cao. Ngoài ra cũng không nên ăn nhiều thực phẩm chiên rán, áp chảo vì chúng cũng thường có hàm lượng các chất béo hay calo cao không tốt cho sức khỏe tim mạch.

Lựa chọn thông minh

Khẩu phần ăn có thể được giảm. Cố gắng lựa chọn các món khai vị như là các món chính luôn, thậm chí có thể ăn cùng một người bạn nào đó. Nếu nhà hàng không đáp ứng các khẩu phần ăn nhỏ hơn, bạn có thể yêu cầu hộp đựng thức ăn mang về để bớt lại một nửa trước khi ăn suất của mình.

Lưu ý khi lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt. Tốt nhất nên chọn bánh mỳ, ngũ cốc, gạo và mỳ sợi thay cho ngũ cốc tinh vì chúng có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Món tráng miệng

Nhiều người có sở  thích ăn một số đồ ngọt sau bữa ăn. Tuy vậy, bạn cũng nên ăn có điều độ. Nếu bạn  đang có chế độ giảm béo, tốt nhất nên lựa chọn món tráng miệng có lợi cho sức khỏe. Nên chọn hoa quả tươi để làm sạch đồ ngọt bám trên răng, sữa chua ít béo. Nếu bạn thích uống cà phê nên yêu cầu sữa ít béo thay vì dùng kem hoặc chia nửa đều 50/50.

Đồ uống

Đồ uống luôn luôn là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của chúng ta. Nên thay thế đồ uống có ga và đồ uống có cồn bằng nước hoa quả và nước lọc. Nếu bạn vẫn chọn đồ uống có cồn như thức uống của mình nên uống một lượng ít để đảm bảo sức khỏe và tránh những rủi ro đáng tiếc.

 

Đọc thêm hàng nghìn bài viết ý nghĩa về sức khỏe và cách phòng tránh tại: YTON.VN